image banner
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Những dấu ấn nổi bật của KH&CN Nghệ An năm 2024
Năm 2024 là năm đầu tiên ngành Khoa học và Công nghệ xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 29/10/2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030, ngành KH&CN Nghệ An nỗ lực vượt khó đạt được nhiều kết quả nổi bật. Các nhiệm vụ của ngành KH&CN Nghệ An triển khai ngày càng đi vào chiều sâu, có tính ứng dụng cao và là cơ sở cho việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Dấu ấn nổi bật
Năm 2024, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ có tác động tích cực đến sản xuất, đời sống, đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh với 5 dự án cấp quốc gia, 57 đề tài, dự án cấp tỉnh được triển khai; gần 160 quy trình kỹ thuật được tiếp nhận, làm chủ và phát triển. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiếp tục ưu tiên 6 lĩnh vực trọng điểm: nông nghiệp, y dược, xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, môi trường, phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thành, thị.
https://datafiles.nghean.gov.vn/nan-ubnd/2881/cloudsync/image-20241025202023-2638709166701599132.jpeg
Đồng chí Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá cao những thành tựu quan trọng mà ngành KH&CN tỉnh Nghệ An đã đạt được trong 65 năm qua tại lễ Kỷ niệm 65 năm Ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An
Về xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ, năm 2024, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo điều hành về Khoa học và Công nghệ tiếp tục được hoàn thiện theo hướng gắn kết và phục vụ trực tiếp cho việc tăng trưởng kinh tế xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh; tạo môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh, chuyển giao, đổi mới công nghệ; hỗ trợ hoạt động và đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; triển khai các hoạt động kết nối cung  cầu công nghệ, phát triển thị trường KH&CN. Bao gồm: Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 29/10/2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030;  Đề án số 34-ĐA/TU ngày 11/10/2024 của Tỉnh ủy tỉnh Nghệ An về  phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030; Chương trình hành động số 83-CTr/TU ngày 20/5/2024 thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ tri thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.  Kế hoạch số 245-KH/TU ngày 24/4/2024 thực hiện Nghị quyết 36 NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kế hoạch số 686 ngày 04/09/2024 về cải thiện thứ hạng và nâng cao  chỉ số sáng tạo (PII) tỉnh Nghệ An năm 2025 và giải đoạn 2026-2030; Nghị quyết về quy định mức chi cho hoạt động khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết về ban hành danh mục sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực KH&CN...


Sản xuất giống và nuôi thương phẩm bò lai 3B (Blanc Blue Belge) trên địa bàn huyện Quỳ Châu
Nổi bật, trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, KH&CN đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn qua các nghiên cứu ứng dụng: Ứng dụng thành công nhiều biện pháp kỹ thuật: Kỹ thuật nhân giống và trồng thâm canh giống mít daisử dụng chế phẩm Val-A phòng trị bệnh khô vằn cho một số cây trồng chính; chăn nuôi bò đực sữa hướng thịt trên địa bàn  tỉnh Nghệ An; nhân giống chanh không hạt trên địa bàn tỉnh Nghệ An; trồng và chê biến các sản phẩm từ cây sâm Thổ Hào tại trên địa bàn tỉnh Nghệ An; sản xuất giống và nuôi thương phẩm bò lai 3B (Blanc Blue Belge) trên địa bàn huyện Quỳ Châu; Kỹ thuật nuôi rươi kết hợp trồng lúa theo hướng hữu cơ tại huyện Hưng Nguyên ; Ứng dụng các thành tựu nghiên cứu giống nhằm tuyển chọn, nhân nhanh và thâm canh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt như: Lúa thuần, lúa bản địa (Khau Cù Pháng, Khau cày nọi), sắn khán bệnh khảm, mía, mít dai, giống lúa mang đa gen (Xa4, Xa7, Xa21) kháng bệnh bạc láTre ngọt lấy măng... Các tiến bộ KH&CN ứng dụng trong lĩnh vực thủy sản như: mô hình quản lý tự động các yếu tố môi trường trong nuôi tôm thẻ chân trắng 3 giai đoạn; mô hình nuôi trồng tảo xoắn, tảo nano; mô hình nuôi Cua biển thương phẩm trong ô lồng theo công nghệ tuần hoàn khép kín trong nhà.. Một số nguồn gene thủy sản nước ngọt đặc trưng, có giá trị cũng được chú trọng thu thập, nhân nuôi như Ba ba gai sông Quảng, cá Bổng (có bọp), cá Mát… Nguồn gen nhiều loại cây trồng, vật nuôi quý hiếm đã được bảo tồn, khai thác và phát triển như cây Sâm Puxailaileng, cây Mú Từn, trà hoa vàng, đẳng sâm, Ba kích tím, Hà thủ ô đỏ, Cát Sâm; Tam thất; Sâm cau; xạ đen; sâm thổ hào…Bên cạnh đó, việc sử dụng tem truy xuất nguồn gốc điện tử là một giải pháp ứng dụng mới có hiệu quả và rất cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, xây dựng, quảng bá và phát triển thương hiệu đối với sản phẩm nông sản, đặc biệt là sản phẩm đặc sản, sản phẩm có thương hiệu như chỉ dẫn địa lý Cam Vinh, nhãn hiệu hiệu tập thể gà Thanh Chương, Mực khô Quỳnh Lưu, Tôm nõn Diễn Châu, Cá thu nướng Cửa Lò, Nhãn hiệu chứng nhận Nước mắm Vạn Phần, thương hiệu tập thể nước mắm Hải Giang, sản phẩm dược liệu Pù Mát, rượu Mú Từn, tinh bột nghệ, bột sắn dây Nam Đàn, Dê Tân Kỳ, Giò bê Châu Hường, Mì rau củ quả, nước mắm Cửa Lò, Nước mắm Tân Hội, Tương Sa Nam, gà Phủ Diễn... Đến nay, việc dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc được mở rộng trên 70 sản phẩm nông sản của tỉnh góp phần tăng thêm chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng cao ý thức của nhà sản xuất về chất lượng của sản phẩm, đồng thời bảo vệ uy tín, phát triển thương hiệu nông sản Nghệ An.
Ở lĩnh vực khoa học y dược nhiều tiến bộ KH-KT được đưa vào ứng dụng như: ng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đoán bất thường phôi thai, bệnh di truyền, bệnh ung thư; thụ tinh trong ống nghiệm. Ứng dụng thành công và làm chủ được một số kỹ thuật cao như: Kỹ thuật giải trình tự gene và phương pháp điều trị hợp lý ở trẻ bệnh động kinh kháng thuốc; Phương pháp phân tích di truyền trước chuyển phôi không xâm lấn (NiPGT - A) trong sàng lọc, chẩn đoán bất thường vật liệu di truyền của các phôi thai; phác đồ dự phòng, điều trị biến cố giảm bạch cầu trung tính do hóa trị liệu trên bệnh nhân ung thư vú bằng liều pháp G -CSF; kỹ thuật can thiệp trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa; điều trị bệnh thoái hóa khớp gối bằng huyết tương giàu tiểu cầu phối hợp với ghép tế bào gốc trung mô từ mô mỡ tự than; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý điều hành hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh ngành y tế; Nghiên cứu tính kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây nhiểm khuẩn đường huyết (sepsis)  tại Bệnh Viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An; Nghiên cứu một số ảnh hưởng về hô hấp trên bệnh nhân từ 18 đến 60 tuổi sau mắc COVID-19 và đề xuất giải pháp điều trị dự phòng; Nghiên cứu thực trạng, các yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi; ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ  chẩn đoán hình ảnh X-Quang phổi; kỹ thuật phẫu thuật nội soi điều trị bệnh co thắt tâm vị theo phương pháp Heller – Dor; Thực trạng và giải pháp phát hiện sớm, dự phòng và điều trị tăng huyết áp thừa cân, béo phì ở người từ 10-18 tuổi tại Nghệ An; Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo và kỹ thuật thị giác máy tính hỗ trợ phát hiện và chẩn đoán sớm ung thư vú tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An… Ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển dược liệu được ở Miền Tây Nghệ An được triển khai phục vụ cho nghiên cứu sản xuất các sản phẩm nâng cao sức khỏe cộng đồng và phát triển ngành dược liệu như: Sản xuất sản phẩm dược liệu từ cây xạ đen, chè dây mô hình trồng các loại sâm Việt Nam (sâm Ngọc linh, sâm Lai Châu, Puxailaileng) Ba kích tím, Trà Hoa vàng; Đan sâm; Cát sâm;...
https://datafiles.nghean.gov.vn/nan-ubnd/2881/cloudsync/image-20241216144220-2638709166704100091.jpeg

Nghệ nhân văn hoá ẩm thực Việt Nam tập huấn thực hành ẩm thực tại Trải nghiệm mô hình văn hoá ẩm thực đồng bào Thái tại Con Cuông

Trong lĩnh vực khoa học, xã hội và nhân văn, đã cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn để hoạch định chủ trương, chính sách của tỉnh qua các đề tài: Thực trạng và giải pháp phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo trong phát triển kinh tế, xã hội ở Nghệ An; đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế di sản; pháp sử dụng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh; giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại các vùng đặc biệt khó khăn… Làm sáng tỏ một số vấn đề trong lịch sử, đồng thời đã tư liệu hóa, văn tự hóa những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể thuộc lĩnh vực văn hóa dân gian và văn hóa bác học, nghiên cứu lịch sử truyền thống của địa phương, ngành và đóng góp cho quá trình bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh: Khôi phục các lễ hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa góp phần vào việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và bản sắc con người xứ Nghệ và giáo dục truyền thống cho các thế hệ; Đi sâu nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ, giá trị tri thức bản địa các dân tộc trên địa bàn tỉnh như: dân tộc Mông, dân tộc Khơ Mú tại các huyện miền Tây Nghệ An; Nghiên cứu biên soạn tài liệu và tổ chức dạy học song ngữ Việt-Mông cho học sinh dân tộc Mông cấp tiểu học; Nghiên cứu những tác động của phong tục tập quán các đồng bào dân tộc thiểu số miền Tây Nghệ An; Nghiên cứu đề xuất giải pháp phòng, chống tảo hôn cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện Miền Tây, tỉnh Nghệ An; Hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu BCHTW Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đó là: Nghiên cứu về sắp xếp tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh; Nghiên cứu sắp xếp hệ thống chính trị cấp xã; ứng dụng CNTT trong xây dựng, quản lý CSDL bộ máy và biên chế của hệ thống chính trị tỉnh...

Cùng đó, lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin được chú trọng, nhiều kết quả nghiên cứu, ứng dụng hỗ trợ các ngành, các doanh nghiệp đẩy nhanh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý như: Ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số cấp xã trên địa bàn tỉnh; Tiếp tục hoàn thiện Ứng dụng công nghệ thông tin số hóa hồ sơ tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức; số hóa cơ sở dữ liệu hệ thống quản lý tại Ban Quản lý khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh X-quang phổi; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong dự báo trượt lở đất trên địa bàn các huyện miền Tây Nghệ An; Ứng dụng công nghệ GIS kết hợp mô hình hồi quy đa biến xây dựng dữ liệu và bản đồ giá đất trên địa bàn  tỉnh Nghệ An …
Hoạt động thẩm định công nghệ, đổi mới thiết bị, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được quan tâm, đã tổ chức thẩm định công nghệ và có ý kiến về công nghệ cho 37 dự án; Hướng dẫn cho 35 đơn vị hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp, trong đó có: 2 sáng chế và giải pháp hữu ích, 30 nhãn hiệu, 3 kiểu dáng công nghiệp.
Hoạt động đổi mới sáng tạo (ĐMST), khởi nghiệp ĐMST của tỉnh thực sự khởi sắc và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, được đánh giá là một trong những hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tốt nhất cả nước. Năm 2024, tổ chức thành công ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Nghệ An; Đặc biệt, có 2 dự án lọt vào vòng Bán kết, top 15, Techfest Quốc gia 2024 ; Giải Đặc biệt tại Cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp" năm 2024; Giải Nhất tại Cuộc thi "Khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024.

Hoạt động KH&CN cấp huyện đã đưa các kết quả nghiên cứu KH&CN mới ứng dụng vào các lĩnh vực sản xuất và đời sống, nâng cao giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân. Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN hỗ trợ, trong năm 2024 trên địa bàn các huyện, thành, thị đã xây dựng được trên 31 mô hình, từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau. Các mô hình nhân rộng các kết quả nghiên cứu KH&CN hiện quả đã được khẳng định hoặc bước đầu thử nghiệm quy mô nhỏ các đối tượng sản xuất mới (chủ yếu cây, con bản địa) với yêu cầu khoa học không quá phức tạp trong thời gian vừa qua cũng đã được các huyện, thành, thị triển khai tốt đem lại hiệu quả cao, tạo ra các sản phẩm có giá trị như mô hình nhân giống và nuôi thương phẩm con Dúi bản địa trên địa bàn huyện Tương Dươngmô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc bươu đen tại huyện Hưng Nguyên; mô hình trồng và chiết xuất tinh dầu Sả hoa hồng và cây Húng quế tại huyện Quỳ Hợp; mô hình trồng cây Gáo vàng tại huyện Quỳ Hợp; mô hình sản xuất lúa J02 tại huyện Quế Phong; mô hình nuôi lươn trong bể tại thị xã Cửa Lò; mô hình nuôi ốc bươu đen tại huyện Yên Thành; mô hình trồng rau mùi tàu tại huyện Diễn Châu; mô hình trồng cây khối tía tại huyện Tương Dương; mô hình trồng đảng sâm tại huyện Kỳ Sơn; mô hình nuôi bò lai đực 3B tại huyện Anh Sơn; mô hình trồng xen cây họ đậu trong ruộng mía trồng mới tại huyện Quỳ Hợp; mô hình trồng sâm Thổ hào tại Thanh Chương; mô hình trồng cây dây thìa canh lá to tại huyện Con Cuông; mô hình lưu giữ nguồn gene Baba gai Sông Quảng tại huyện Quế Phong; mô hình nhân giống lươn tại huyện Anh Sơn, huyện Đô Lương; mô hình lúa bản địa Khâu noi tại huyện Quế Phong; Ứng dụng kỹ thuật nội soi trong phẫu thuật u tuyến giáp tại Bệnh viện Đa khoa huyện Anh Sơn.
Động lực tăng trưởng
Đạt được những kết quả trên là cả một nỗ lực và quyết tâm cao của toàn ngành. Để “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phát triển vững chắc, thực sự trở thành động lực tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, thời gian tới, ngành KH&CN tập trung triển khai xây dựng Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 29/10/2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030.
Ngành tập trung đổi mới mạnh mẽ về tổ chức KH&CN, trong đó, tập trung triển khai phương án sắp xếp tổ chức bộ máy theo chủ trương, chính sách của Trung ương và địa phương; tăng cường đầu tư và đổi mới cho khoa học và công nghệ kể cả nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn xã hội hóa. Thương mại hóa các kết quả nghiên cứu; hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ gắn với ứng dụng thực tiễn, gắn với doanh nghiệp, tạo được một số sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt, khối lượng lớn và thương hiệu mạnh từ KH&CN.
Bên cạnh đó, phát triển thị trường KH&CN, đẩy mạnh thực hiện tốt các chính sách về nông nghiệp, nông thôn; Chú trọng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và đổi mới công nghệ theo đúng tinh thần hỗ trợ và phát triển của các Nghị quyết HĐND tỉnh ban hành. Tăng cường đổi mới mạnh mẽ quản lý Nhà nước về KH&CN. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả về quản lý của Nhà nước đối với tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Đẩy mạnh công tác thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn đo lường chất lượng; hoạt động thẩm định công nghệ, xác lập, khai thác phát triển tài sản trí tuệ và quỹ gen. Nâng cao năng lực truyền thông KH&CN. Đẩy mạnh công tác thống kê KH&CN trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý.
Đồng thời, ngành tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, công nghệ cao. Triển khai thành công mô hình ứng dụng AI trong quản lý Nhà nước. Tăng cường kết nối với các trường đại học trên địa bàn để hỗ trợ kết nối với doanh nghiệp, các trung tâm kỹ thuật của các huyện để nhân rộng các mô hình ứng dụng KH&CN...
Đặc biệt, Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị đã nhấn mạnh vai trò của khoa học và công nghệ trong xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An với mục tiêu đưa Nghệ An trở thành trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ về khoa học và công nghệ, ngành Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục tuyên truyền nhiệm vụ đột phá về ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ; tổ chức thực hiện nhiệm vụ đột phá gắn để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết số 39 đã đề ra.
 

Khánh Thư

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TỈNH NGHỆ AN
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Quý Linh - Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ
Trụ sở: Số 75, đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Thành Vinh, tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 02383.844 500 - Fax: 02383.598.478 - Email: khcn@nghean.gov.vn