image banner
Thông báo
image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính gây độc tế bào và kháng viêm các loài Barringtonia acutangula, B. pauciflora và B. racemosa ở Việt Nam

Đề tài nghiên cứu mang tính liên ngành giữa hoá học các hợp chất thiên nhiên, sinh học và y dược, tiếp tục triển khai hướng nghiên cứu hoạt chất sinh học từ thảo dược, kế thừa các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực tìm kiếm các chất có hoạt tính sinh học từ thiên nhiên. Nhiều thí nghiệm sẽ được thực hiện trong quá trình thực hiện đề tài. Các thí nghiệm này sẽ tiến hành tuần tự: bắt đầu từ phân lập các hợp chất dựa trên mô hình nghiên cứu hóa học theo định hướng hoạt tính sinh học; xác định cấu trúc các hợp chất dựa trên số liệu thu được từ các phương pháp vật lý hiện đại, kết hợp với tài liệu tham khảo; Đánh giá hoạt tính sinh học các chất sạch và phân đoạn theo định hướng hoạt tính chống gây độc tế bào và kháng viêm. Những nghiên cứu cơ bản sẽ tiến hành từng bước từng bước có kế thừa các nghiên cứu đã có trong và ngoài nước đối với đối tượng tương đương. Tận dụng những mối quan hệ quốc tế để giải quyết những vấn đề chưa có điều kiện hoặc không giải quyết được trong nước.

Nhằm phân lập được các chất có hoạt tính gây độc tế bào và kháng viêm từ loài Barringtonia acutangula, B. pauciflora và B. racemosa mọc ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam do TS Nguyễn Xuân Cường làm chủ nhiệm đã đề xuất và được cho phép thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính gây độc tế bào và kháng viêm các loài Barringtonia acutangula, B. pauciflora và B. racemosa ở Việt Nam”.

Sau thời gian triển khai, đề tài đã thu thập mẫu, xác định tên khoa học, phân loại, tạo tiêu bản mẫu loài Barringtonia acutangula, B. pauciflora và B. racemosa; Đã chiết xuất, phân lập các hợp chất chất từ cây Baringtonia acutangula, cây Baringtonia racemosa, cây Baringtonia racemosa, cây Baringtonia pauciflora theo các phương pháp truyền thống như TLC, PTLC, sắc ký cột pha thường, pha đảo kết hợp với các phương pháp sắc ký và thiết bị hiện đại như sắc ký lỏng trung áp (MPLC) và sắc ký lỏng hiệu năng cao điều chế (preparative HPLC); Đã xác định cấu trúc dựa trên các số liệu thu được từ phổ NMR một chiều, hai chiều, phổ khối phân giải cao, phổ khối lượng, số liệu của các nghiên cứu đã có trước đây; Đã đánh giá hoạt tính sinh học của các hợp chất sạch theo định hướng hoạt tính gây độc tế bào và kháng viêm. Các phương pháp cụ thể như SRB (hoặc MTT) và ức chế sản sinh NO có sử dụng các chất đối chứng thích hợp.

Đề tài đã ngiên cứu cho thấy hoạt tính kháng viêm: Trong số 20 chất sạch được nghiên cứu, chỉ có 2 hợp chất là BA9 và BR3 thể hiện hoạt tính kháng viêm thông qua ức chế sự sản sinh NO ở tế bào RAW264.7 với giá trị IC50 tương ứng là 20.00±1.68 và 52.48 ± 1.04 µM20. Hoạt tính gây độc tế bào: Hợp chất đã phân lập được tiến hành đánh giá hoạt tính gây độc tế bào trên 02 dòng tế bào ung thư người là LNCaP (tuyến tiền liệt) và MCF-7 (vú). Kết quả thu được cho thấy: Các chất BA8, BR5 và BP5 thể hiện hoạt tính với giá trị IC50 từ 29.98 - 84.99 µM trên hai dòng tế bào ung thư thử nghiệm. Các mẫu còn lại chưa thể hiện hoạt tính ở các nồng độ nghiên cứu cao nhất là 100 mM.

Nhóm nghiên cứu mong muốn được tiếp tục hỗ trợ để nghiên cứu sâu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các loài cây thuộc chi Barringtonia nhằm góp phần định hướng khai thác có hiệu quả các loài thuộc chi này ở Việt Nam./.

Thái Hương (TH)

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TỈNH NGHỆ AN